Chỉ báo Fibonacci được sử dụng để xác định các ngưỡng quan trọng trong quá trình di chuyển của giá tài sản. Fibonacci là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci từ thế kỷ 12. Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các số bắt đầu từ 0, 1 với quy luật số phía sau là tổng của 2 số đứng liền trước. Dãy số Fibonacci: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610,... Từ dãy số Fibonacci người ta đã tìm ra tỷ lệ vàng. Đây là tỷ lệ giữa 2 số liên tiếp trong dãy số này, xấp xỉ 1,618. Ví dụ như 13 chia cho 8 hoặc 89 chia cho 55. Hai số liên tiếp càng lớn thì tỷ số này càng tiệm cận tỷ lệ vàng. Tỷ lệ vàng xuất hiện nhiều trong đời sống như trong thiết kế của kim tự tháp, tranh ảnh,... Trong đầu tư, người ta vận dụng các con số này để phân tích biến động của thị trường, tìm điểm cắt lỗ chốt lời. Ngoài ra, một số tỷ lệ quan trọng khác thường được sử dụng từ dãy số Fibonacci là: - 0,382: được lấy bằng cách chia bất kỳ số nào trong dãy số Fibonacci cho một số cách số đó 1 vị trí về bên phải. Ví dụ: 34 chia 89 hoặc 55 chia 144. - 0,236: được lấy bằng cách chia bất kỳ số nào trong dãy số Fibonacci cho một số cách số đó 2 vị trí về bên phải. Ví dụ: 21 chia 89 hoặc 55 chia 233. Có 3 loại Fibonacci thường được dùng: - Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui)
Trong đó, Fibonacci thoái lui là một trong những công cụ thông dụng nhất do dễ nhận biết ngưỡng hỗ trợ, kháng cự hay điểm ra vào lệnh. Ngoài ra, còn có một số loại Fibonacci nữa như Fibonacci mở rộng, Fibonacci vùng thời gian, Fibonacci hình xoắn ốc,... Khi những đợt biến động tăng hoặc giảm mạnh kết thúc, các mức kháng cự và hỗ trợ mới thông thường sẽ xuất hiện gần các ngưỡng tỷ lệ quan trọng đó là: 0,236; 0,382; 0,5; 0,618 và 1. Khi giá về sát các vùng tỷ lệ quan trọng, không có nghĩa là giá sẽ tự động đảo chiều mà đây chỉ là những vùng tiềm năng để nhà đầu tư cân nhắc đặt lệnh. Trên nền tảng giao dịch, nhà đầu tư chọn công cụ vẽ Fibonacci và kéo trỏ chuột từ điểm khởi đầu là đỉnh của đợt tăng giá, sau đó chọn điểm kết thúc là chân của đợt tăng. Các tỷ lệ Fibonacci sẽ xuất hiện trên biểu đồ để nhà đầu tư quan sát. Chỉ báo Fibonacci không đảm bảo rằng giá sẽ phản ứng tốt với những điểm hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng. Việc lựa chọn khung thời gian, đỉnh, đáy để vẽ đường Fibonacci cũng không đơn giản và nó phụ thuộc vào góc nhìn của nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp Fibonacci với các chỉ báo kỹ thuật khác để hạn chế rủi ro. |
Học chơi chứng khoán cho người mới (F042): Fibonacci trong chứng khoán là gì?
- XEM THÊM: Chung-khoan, Chung-khoan-F0, Thi-truong, V - Chỉ số chứng khoán
0 nhận xét:
Đăng nhận xét