Chỉ báo ADX giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường và đo lường sức mạnh xu hướng đó trong thời gian nhất định, thường là 14 ngày.
Chỉ báo ADX được phát triển bởi Welles Wilder vào năm 1978, bao gồm 3 bộ phận chính: đường ADX và đường +DI màu xanh lá và -DI màu đỏ. Trong đó, +DI đo độ mạnh của xu hướng tăng giá, -DI đo độ mạnh của xu hướng giảm giá, còn đường ADX có giá trị dao động từ 0 đến 100. Dựa vào vùng dao động này, nhà đầu tư có thể xác định xu hướng thị trường và đo lường độ mạnh yếu của xu hướng đó. ADX càng lớn thì chứng tỏ xu hướng càng mạnh, ADX thấp cho thấy thị trường ít biến động hoặc đang trong trạng thái sideway (chứng khoán đi ngang trong một biên độ ổn định, không hình thành xu hướng cụ thể).
Nếu ADX dao động từ 0 đến 10 điểm, thị trường không có xu hướng.
ADX từ 10 đến dưới 20 điểm, thị trường không có xu hướng rõ ràng hoặc không đủ để giao dịch. Nếu -DI cắt lên trên +DI, nhà đầu tư không nên giao dịch vào thời điểm này.
Nếu ADX trong khoảng từ 20 đến 40, thị trường bắt đầu xác định xu hướng tăng hoặc giảm giá. Nếu đường +DI cắt lên phía trên đường –DI, thị trường xác nhận xu hướng tăng, là thời điểm thích hợp để đặt lệnh mua. Ngược lại, nếu -DI cắt trên +DI là cơ hội để bán ra khi thị trường bắt đầu xu hướng giảm.
Nếu ADX từ 40 đến 50, thị trường được coi là đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.
Tuy nhiên, nếu ADX dao động từ 50 đến 75 điểm, nhà đầu tư cần cẩn trọng với xu hướng đảo chiều. Và khi ADX tiến gần đến ngưỡng 100 thì xu hướng đảo chiều có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Công thức tính chỉ số ADX:
Trong đó:
+DI: biểu thị chỉ số dương
– DI: biểu thị chỉ số âm
Công thức để tính toán chỉ báo ADX được cho là khá phức tạp, giống như các chỉ báo khác của Wilder. Tuy nhiên, hiện nay, các công thức tính toán này đã được đơn giản hóa và có sẵn trên nhiều nền tảng giao dịch.
ADX không phải là một chỉ báo độc lập, nên được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác như DMI (Directional Movement Index) để đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét