Chỉ số P/B và P/E là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức tính như sau: Giá cổ phiếu P/B = -------------------------------------------------------------- Tổng giá trị tài sản - giá trị tài sản vô hình - nợ Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3 Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó. Công thức tính chỉ số P/E: Giá thị trường của cổ phiếu P/E = ------------------------------------- Thu nhập trên một cổ phiếu Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 của cổ phiếu X là 22.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu X là 11. Đối với các nhà đầu tư, P/B và P/E đều là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu cổ phiếu của một doanh nghiệp có thị giá thấp hơn giá trị ghi sổ (P/B < 1), về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản ròng có giá trị cao hơn vốn hóa cổ phiếu. Nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng là món hời. Một cổ phiếu duy trì P/B <1, có thể thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức. Tuy nhiên, cũng có thể doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên, tốc độ tăng nhanh hơn thị giá cổ phiếu. Lúc này, có thể thị trường chưa đánh giá đúng giá trị công ty, cổ phiếu có tiềm năng tăng giá. Với doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao, điều này có thể do thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách doanh nghiệp. Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn. Với P/E, nếu chỉ số này cao, điều này có thể là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy tỷ lệ này lên cao. Trong trường hợp này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức. |
Học chơi chứng khoán cho người mới (F037): Chỉ số P_B, P_E là gì?
- XEM THÊM: Chung-khoan, Chung-khoan-F0, Thi-truong, V - Chỉ số chứng khoán
0 nhận xét:
Đăng nhận xét